Sự nghiệp Lee_Kun-hee

Nhiệm kỳ đầu tại Samsung và sự cải cách

Lee gia nhập Samsung vào năm 1968 và lên nắm quyền chủ tịch kiêm CEO vào ngày 24 tháng 12 năm 1987, chỉ hai tuần sau khi cha mình qua đời.[22] Năm 1993, khi tin rằng Samsung đã quá chú trọng vào việc sản xuất ồ ạt số lượng lớn hàng hóa chất lượng thấp mà không sẵn sàng cạnh tranh về mặt chất lượng, Lee đã quyết định tiến hành "đại cải cách"[3]. Ông tuyên bố trước toàn bộ ban lãnh đạo cũng như công/nhân viên một câu khẩu hiệu nổi tiếng: "Hãy thay đổi mọi thứ ngoại trừ vợ và con của bạn" rồi sau đó cho thu hồi, đốt bỏ toàn bộ những sản phẩm kém chất lượng trước mặt họ bất kể mặt hàng đó còn trên dây chuyền sản xuất hay đã bán ra thị trường.[3][23]

Vụ bê bối quỹ đen

Vào ngày 14 tháng 1 năm 2008, cảnh sát Hàn Quốc đã đột kích vào nhà và văn phòng của Lee trong một cuộc điều tra đang diễn ra, với cáo buộc rằng Samsung chịu trách nhiệm cho một quỹ lừa đảo dùng để hối lộ các công tố viên, thẩm phán và các nhân vật chính trị có ảnh hưởng lớn ở Hàn Quốc.[24] Vào ngày 4 tháng 4 năm 2008, Lee phủ nhận những cáo buộc chống lại ông trong vụ bê bối.[25] Sau vòng thẩm vấn thứ hai của các công tố viên Hàn Quốc, vào ngày 11 tháng 4 năm 2008, Lee được các phóng viên trích dẫn rằng: “Tôi chịu trách nhiệm về mọi thứ. Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về đạo đức và pháp lý”[26]. Vào ngày 21 tháng 4 năm 2008, ông từ chức và tuyên bố: “Chúng tôi, bao gồm cả tôi và gia đình, đã gây ra rắc rối lớn cho quốc gia. Tôi xin lỗi sâu sắc về điều đó và tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi thứ, cả về mặt pháp lý và đạo đức”[27].

Vào ngày 16 tháng 7 năm 2008, thời báo The New York Times (Mỹ) đưa tin Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã kết luận Lee có tội với các cáo buộc về hành vi sai trái về tài chính và trốn thuế. Các công tố viên yêu cầu Lee bị kết án 7 năm tù giam và phạt 350 tỷ Won (tương đương 312 triệu USD). Cuối cùng, tòa án đã phạt ông 110 tỷ won (tương đương 98 triệu USD) và kết án ba năm tù treo. Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng 12 năm 2009, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Lee Myung-bak đã ra lệnh ân xá cho Lee, nói rằng mục đích của việc ân xá là để Lee tiếp tục tham gia công việc tại Ủy ban Olympic Quốc tế. Trong phiên tòa xét xử tội danh tham nhũng của Lee Myung-bak, việc ân xá này được tiết lộ là nhằm để đổi lấy số tiền hối lộ, sau đó, lần lượt những vụ hối lộ và tham nhũng chính trị khác giữa cựu tổng thống Lee và Lee Kun-hee cũng bị phanh phui.[28]

"Think Samsung" – một cuốn sách năm 2010 của Kim Yong-chul, cựu cố vấn pháp lý của Samsung, cáo buộc rằng Lee đã phạm tội tham nhũng. Cụ thể, cuốn sách tuyên bố rằng ông đã chiếm đoạt tới 10 nghìn tỷ won (tương đương 8,9 tỷ đô la Mỹ) từ các công ty con của Samsung, giả mạo bằng chứng và hối lộ các quan chức chính phủ để đảm bảo con trai ông sẽ kế vị dễ dàng và hợp pháp.[26]

Quay trở lại cương vị

Vào ngày 24 tháng 3 năm 2010, Lee tuyên bố trở lại Samsung Electronics với vai trò là chủ tịch của tập đoàn.[29]

Tính đến năm 2012, doanh thu của Samsung đã tăng gấp gần 40 lần so với năm 1987, chiếm khoảng 20% GDP của Hàn Quốc và Lee đồng thời cũng là người giàu nhất quốc gia này.[26]

Năm 2014, sau khi Lee bị một cơn đau tim làm mất khả năng lao động, con trai ông, phó chủ tịch Lee Jae-yong, đã trở thành người lãnh đạo thực tế thay thế của tập đoàn Samsung.[30]

Ông được ghi nhận là người đã biến Samsung thành nhà sản xuất điện thoại thông minh, TVchip nhớ lớn nhất thế giới.[3] Vào thời điểm ông qua đời, công ty trị giá 300 tỷ đô la Mỹ, và với giá trị tài sản ròng ước tính 20,7 tỷ đô la Mỹ theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg, từ năm 2007 ông được xem là người giàu nhất Hàn Quốc.[31][32]

Sau khi ông qua đời, những người thừa kế của Lee dự kiến sẽ phải đối mặt với khoản thuế bất động sản khoảng 10 tỷ đô la Mỹ, điều này có thể dẫn đến việc thu nhỏ cổ phần của gia đình trong tập đoàn. Điều này xuất phát từ việc Hàn Quốc đánh thuế bất động sản cao lên tới 50% đối với các bất động sản lớn hơn 3 tỷ đô la Mỹ, chỉ đứng sau Nhật Bản, trong số các quốc gia OECD.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lee_Kun-hee http://www.forbes.com/finance/lists/10/2004/LIR.jh... http://www.forbes.com/pictures/lmh45kjle/no-41-lee... http://www.forbes.com/profile/lee-kun-hee/ http://times.hankooki.com/lpage/opinion/200601/kt2... http://www.iht.com/articles/2008/01/14/business/sa... http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20110329000... http://www.leekunhee.com/en/enchair_info.jsp http://online.wsj.com/article/SB126206742869108631... http://www.useoul.edu/snunews?bm=v&bbsidx=72074&pa... http://english.hani.co.kr/arti/english_edition/e_n...